Clinical Case 2

Người trình ca: Diễm Khuê

Ngày trình: 5/9/2019

Thân chủ nữ, 28 tuổi.

Lý do đến tham vấn: stress khi thay đổi công việc

Mong muốn được giúp đỡ: giảm stress, thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực

Phát hiện chính:

Tâm lý gia đã tham vấn cho thân chủ qua 6 phiên.

Thân chủ thường bị stress khi thay đổi công việc, cảm thấy mình không có định hướng, không thấy khả quan ở tương lai. Góp phần vào đó là ý kiến của gia đình về công việc, nên kiếm được nhiều tiền, điều này mâu thuẫn với giá trị sống của thân chủ, là chỉ cần công việc phù hợp với sở thích, kiếm tiền vừa đủ và có cuộc sống hạnh phúc. Sau phiên 5, thân chủ đã quyết định đổi qua công ty mới, phù hợp với đam mê và giá trị sống của bản thân.

Thân chủ cũng mới về Việt Nam sau thời gian dài du học, làm việc ở nước ngoài nên chưa hòa nhập được với cách làm việc ở Việt Nam. Mẹ đang bị ung thư, đó là lý do chính để thân chủ về nước. Trước đây thân chủ từng bị trầm cảm khi đang ở nước ngoài, đã được tham vấn tâm lý ngắn hạn ở nước sở tại. Chồng thân chủ là người nước ngoài, sắp về Việt Nam.

Khó khăn của tâm lý gia:

Chủ yếu là lắng nghe, cảm thấy chưa giúp đỡ được thân chủ nhiều, cảm thấy thân chủ có những giá trị sống giống mình nên tâm lý gia khó thoát ra khỏi định kiến của bản thân.

Ghi nhận sau buổi trình ca:

Học được nhiều điều, không chỉ cho quá trình làm ca mà còn cho chính bản thân tâm lý gia. Đã tìm ra hướng đi cho ca này.

Cô Liên:

Thân chủ có mâu thuẫn/khác chính kiến với người thân à làm sao để người khác không ảnh hưởng tới mình. Nói rõ với gia đình về sự biết ơn (giúp đỡ về tài chính, học tập, quá trình đi học xa,…) nhưng về việc chọn nghề là sự độc lập của thân chủ, không muốn bị tác động quá nhiều.

Thân chủ có ý chí mạnh từ nhỏ hay mới thay đổi sau khi đi du học?

Mối quan hệ với anh chị em trong gia đình như thế nào? Có ai ủng hộ thân chủ không?

Tiền sử thân chủ có từng bị trầm cảm khi ở nước ngoài: biểu hiện như thế nào, khi nào, điều trị ra sao, thân chủ cảm thấy tâm lý gia ở nước sở tại đã giúp được gì cho mình? à từ đó hiểu được cách giúp thân chủ

Mâu thuẫn chính: công việc đam mê vs. công việc nhiều tiền à cần giúp thân chủ vững vàng trong việc giải quyết mâu thuẫn này

Lo lắng của thân chủ về sức khỏe của mẹ: lo gì? không có tiền điều trị? sợ mẹ mất?

Tâm lý gia nên hỏi thân chủ về cảm nhận qua các phiên tham vấn, hỏi xem thân chủ cảm thấy tâm lý gia đã giúp đỡ được gì.

Cô Michelle:

Chú ý khung, nền tảng: để khi mất đi thì vẫn trở lại được. Cung cấp cho thân chủ 1 bản đồ: hệ thống niềm tin - cảm xúc, cho thấy mỗi lựa chọn đều gây ra 1 hậu quả.

Chú ý chẩn đoán là gì: rối loạn thích ứng? lo âu? trầm cảm?

Cô cho thấy ranh giới cá nhân của thân chủ và từng thành viên gia đình. Có người có ranh giới rõ ràng à vững vàng; ranh giới không rõ à hay nhường nhịn, dễ theo ý kiến người khác. Nên cho thân chủ nhìn nhận: khó có thể thay đổi người khác.

Vai trò của người chồng chưa được mô tả trong ca. Chồng có phải là nguồn lực?

Ý nghĩa của hạnh phúc, thành công? Muốn hạnh phúc, thành công thì phải làm sao?

Cách giảm stress: self-care (vận động, thiền) à giúp thay đổi phản ứng

Lo sợ (cho mẹ) có giúp được gì? Thay vì lo à hãy nói chuyện với mẹ

Mỗi lần đổi việc thì thân chủ suy nghĩ ra sao, cảm xúc như thế nào? Sự chọn lựa công việc nên căn cứ vào giá trị sống, niềm tin của thân chủ.

Mâu thuẫn: sự giằng co trong chính mình

Phản hồi cho thân chủ về tiến trình

“The ways you think leads to the way you feel”.

Cô Anna:

Nghiên cứu về người đi làm xa rồi trở về (migrant): mất chỗ đứng trong bạn bè, xã hội

à để tìm lại chỗ đứng cũng là khó khăn à mở 1 nhóm bạn, chia sẻ cho nhau.

Chị Nhã:

Thân chủ có nôn nóng giải quyết cho xong mọi việc, để chồng về Việt Nam thì mọi việc đã ổn?

---------------------------------------------------------------------------------------

Cập nhật diễn tiến (phiên 7):

Thân chủ cảm thấy vững vàng hơn trong công việc hiện tại, ít bị dao động bởi ý kiến của gia đình, chủ yếu nhờ vào việc tự tạo khoảng cách với những người bất đồng quan điểm với thân chủ. Đôi khi thân chủ vẫn còn lo: công việc này sẽ đi tới đâu? Sức khỏe của mẹ không ổn nhưng thân chủ đã chấp nhận được bệnh tình của mẹ, tin vào điều may mắn.

Chồng đã về Việt Nam, thân chủ stress trong giai đoạn chồng mới về vì phải thu xếp gia đình, nấu ăn,… nhưng chồng là người lắng nghe, chia sẻ cảm xúc với thân chủ và làm việc nhà phụ thân chủ.

Tâm lý gia hỏi về cảm nhận của thân chủ qua các phiên: thân chủ cảm thấy mình được giúp đỡ, nhận được cái nhìn khách quan từ tâm lý gia, chứ không phải là cái nhìn 1 chiều như người thân trong gia đình. Các câu nói, lời gợi mở của tâm lý gia giúp thân chủ nhìn nhận sáng tỏ hơn về các mối quan hệ: công việc và gia đình, có suy nghĩ tích cực hơn. Thân chủ nhận ra mình đang lo quá nhiều cho tương lai, trong khi công việc hiện tại đã đúng đam mê và hiện ổn. Thân chủ cũng nhận ra công việc của mình là con đường ít người đi, hiện tại khó khăn nhưng tương lai sẽ triển vọng.